‘Ruột chăn tơ tằm tự dệt’ hiện rất được chú ý trong những năm gần đây, tạo nên một làn sóng lớn trên thị trường tơ lụa trong và ngoài nước. Đây là thành quả ‘độc nhất, sáng tạo’ của nghệ nhân Phan Thị Thuận nổi tiếng là người đầu tiên huấn luyện hàng ngàn, hàng vạn con tằm “tự dệt chăn tơ”. Tham khảo ngay sau đây!
Nguồn gốc ý tưởng
Khi lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường vào năm 2012, sản phẩm ‘ruột chăn tơ tằm tự dệt’ đã gây chấn động không nhỏ khi khiến mọi người kinh ngạc với mô hình hàng vạn con tằm đang chăm chỉ tự dệt chăn tơ. Bà Thuận kể rằng, khi ấy để làm ra được những sản phẩm này, bà đã phải huấn luyện những con tằm này tự dệt chăn tơ.
Sau nhiều lần quan sát con tằm làm tơ, đan kén ngoáy đầu ra sao, rút ruột thế nào thì bà bắt đầu nảy ra ý tưởng. Bà tự nhận thấy những con tằm có thể tự dệt ra cho mình một chiếc vỏ bền chặt mà không cần thông qua kỹ thuật dệt tay nào của con người thì tại sao không biến con tằm thành những công nhân tự dệt nên những tấm chăn tơ cho mình.
Quy trình tạo ra ruột chăn tơ tằm tự dệt
Phương pháp này được tạo ra dựa trên đặc tính của tằm là nhả tơ khi đến độ chín nhất định.
Đầu tiên những con tằm được đặt cùng nằm trên một mặt phẳng với kích thước rộng và sạch sẽ. Chất liệu của mặt phẳng này phải đảm bảo thân thiện nên thường là gỗ hoặc tre. Sau đó, tất cả sẽ được đặt trong một phòng kín gió và không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Không theo cách làm như truyền thống, tằm sẽ được đặt trên những khung với các ô thông thoáng từ đó mà nhả tơ tạo thành kén bao quanh mình. Đến với phương pháp mới này, tằm nằm trên mặt phẳng, không có nơi để bấu víu hay trú ngụ, chúng sẽ bò lung tung theo bản năng để tìm kiếm. Lúc này người thợ phải luôn túc trực để tự tay bắt về, sắp xếp chúng vào đúng vị trí tạo một khoảng cách thích hợp, để cho con tằm vươn cổ, nhả tơ vừa tầm mà không vướng vào nhau.
Đến kì bắt buộc phải nhả tơ như người đau đẻ nên không còn cách nào khác tằm phải nhả tơ vào không gian. Từ đó, hàng vạn con tằm cùng nằm trên một mặt phẳng rút ruột nhả tơ một cách chăm chỉ. Tơ con này cuốn vào con kia sẽ đan thành các lớp lang dày như những chiếc kén được cán phẳng. Khi hết chu kỳ nhả tơ cũng có nghĩa là đã hoàn thành sản phẩm, cho ra những tấm chăn bông tơ tằm bền đẹp.
Tiếp theo, những tấm này được xử lý cơ bản đó là đun nóng với nước ở nhiệt độ sôi để loại bỏ tạp chất và keo tơ, tạo độ xốp cho ruột chăn.
Cuối cùng, ruột chăn được chần bằng tay với 1 lớp vải tơ tằm để giữ được độ xốp. Bên ngoài là 1 lớp vỏ chăn cũng bằng lụa tơ tằm 100%, được nhuộm với những nguyên liệu thảo mộc thiên nhiên như lá sòi, lá xoài, lá nghệ …. tạo màu vàng tơ đặc trưng.
Đặc điểm nổi bật
Độ bền cao
Do được dệt theo phương thức tự nhiên bởi chính những con tằm mà ruột chăn có đặc tính vượt trội, không xô lệch, không vón cục, độ đồng đều cực cao cùng sự liên kết chặt chẽ. Độ móc xích giữa những sợi tơ rất bền chắc. Trong thực tế, người thợ muốn xếp đặt được những sợi tơ mảnh nhỏ như vậy là rất khó!
Điều hòa nhiệt độ tốt
Ruột chăn tơ tằm tự dệt mang lại hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ giấc ngủ. Bạn có biết do được dệt từ những sợi tơ mảnh nhỏ mà trọng lượng của chăn rất nhẹ và xốp mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho giấc ngủ của bạn.
Ngoài ra, tốc độ thoát nhiệt của chăn lụa cao gấp 3 lần so với các loại chăn thông thường, duy trì độ thoáng trong chăn không gây bí bách, ngột ngạt.
Xem thêm những ưu đãi mới nhất về sản phẩm lụa tại Fanpage: Ecosilky – Chăn Lụa Khâu Tay
Chi tiết sản phẩm Chăn mới nhất tại đây