Nghề-trồng-dâu-nuôi-tằm-00-1

NGHÌN NĂM TƠ LỤA VIỆT- BẢN SẮC DÂN TỘC Á ĐÔNG

Danh Mục

1. Nguồn gốc tơ lụa Việt Nam

1.1 Xuất sứ tiền thân

Lụa được cho rằng xuất thân đầu tiên từ Trung Quốc cách đây khoảng 3000 năm TCN. Theo truyền thuyết, lụa được phát minh bởi hoàng hậu người Trung Quốc trong một trường hợp rất tình cờ. Một ngày hoàng hậu đang thưởng thức trà nơi vườn cây. Vô tình phát hiện trên cây dâu có những con tằm nhả ra loại tơ óng ánh, rất đặc biệt. Sau khi tìm hiểu những kén trắng được tạo ra bởi con tằm ăn dâu này. Bà đã lập tức nảy sinh ý tưởng tạo ra chất vải bằng loại tơ tằm quý hiếm này. Từ đó vải lụa tơ tằm được phát minh.

khung cửi gỗ thời xưa

1.2 Du nhập Việt Nam

Thời Việt Nam bị đô hộ bởi Trung Quốc. Nhờ du nhập văn hóa người dân Việt Nam ta đã học được nuôi và sản xuất ra lụa may mặc bằng tơ của những con tằm. Trong thư tịch có ghi lại rằng “Một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm”. Cho thấy dân làng ta vốn đã rất giỏi nghề dệt lụa và lụa vô cùng nổi tiếng thời bấy giờ.
Tổ nghề của ngành lụa Việt Nam từ đời con gái thứ 6 của Vua Hùng. Nối tiếp đến “Bậc mẫu nghi thiên hạ” Mẫu Liễu Hạnh bởi các làng nghề truyền thống. Vẫn được truyền bá rộng rãi khắp nơi từ đồng bằng đến cao nguyên đã hợp thành nhiều làng nghề lụa truyền thống nghìn năm của nước ta: Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng lụa Nha Xá (Hà Nam), làng lụa Tân Châu (An Giang)…

2. Tơ Lụa Việt xưa và nay

2.1 Điều kỳ diệu làm nên truyền thống xưa:

“Từ con tằm bình thường đến loại vải xa xỉ cao cấp nhất thế giới”
  Lụa Việt Nam là lụa sợi tơ tự nhiên, nhẹ, hút ẩm, cách nhiệt, mát vào mùa hè giữa ấm vào mùa đông. Vải lụa từ xưa được làm chủ yếu bằng tay. Phải trải qua rất nhiều quy trình từ ươm tơ lấy kén đến thêu thùa dệt vải. Công việc này đỏi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa đàn ông và phụ nữ. Giai đoạn ươm tơ kéo sợi hầu hết là do người đàn ông đảm nhiệm. Còn việc quay tơ, thêu thùa sẽ do phụ nữ kì công sáng tác. Mỗi công đoạn đều cần sự kiên trì, chịu khó, tỉ mỉ và tinh tế vô cùng lớn.

Giai đoạn ươm tơ kéo lụa cần phải thật tỉ mỉ

2.2 Trong lịch sử

Trong lịch sử quê nhà, lụa là sản phẩm làm thủ công cực kì quý hiếm. Chỉ dành riêng cho giới “Quan lại, Vua chúa”, vẻ đẹp óng ả, mượt mà, quý phái của loại vải thượng hạn này. Làm toát lên vẻ đẹp vừa thanh lịch vừa quyền lực của giới thượng lưu lúc bấy giờ. Từ đó, vải lụa đã được truyền bá rất rộng rãi qua từng đời vua chúa.
Vào thời đó, sẽ rất tự hào khi bắt gặp hình ảnh ngôi làng có những cô gái ngồi trước nhà. Có khung cửi quay tơ, có vẻ đẹp siêng năng hiện hữu trên từng manh vải vừa được hoàn thành.
Hay là hình ảnh vào dịp lễ hằng năm. Những cô gái xúng xính lên kinh đô ứng tuyển vào tẩm cung nữ nhi để học may thùa, thêu vá nên trang phục cho “hoàng tộc”. Bởi người dân tin rằng, được tạo ra từng bộ áo giá trị, từng bộ y phục đẹp. Để vua chúa khoác lên người là một lòng tự tôn dân tộc. Niềm tự hào nghề nghiệp, bản sắc dân tộc truyền thống. Được gìn giữ và truyền đời này sang đời khác.

Lụa trở thành chất liệu quốc phục đất Việt phổ biến thời xưa

2.3 Lụa Việt ngày nay:

Ngày nay, với sự phát triển hiện đại của xã hội. Đã cho ra nhiều mẫu mã sản phẩm đẹp, đa dạng cho chúng ta lựa chọn. Con người thường quên đi “nét xưa”. Nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại những làng nghề lụa truyền thống không bị phai mọt. Quyết tâm giữ gìn “tâm hồn” của dân tộc.
Một ngày nào đó, khi ta cần tìm về chốn yên bình, lắng đọng. Ở một khoảng rất riêng trong tâm hồn để tìm về truyền thống xa xưa ở những làng nghề tơ lụa nổi tiếng nhất Việt Nam.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội- Nét đẹp truyền thống

“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”
Mỗi khi nhắc đến câu thơ này người ta lại nhớ đến làng lụa Vạn Phúc– Nơi nổi tiếng với một loại lụa truyền thống có tên là lụa vân. Còn là một  yếu phẩm ngày xưa chỉ dành để dâng cho quan lại, vua chúa. Nhất là thời nhà Nguyễn.
Nghiêng mình bên bờ song Nhuê, làng Vạn Phúc vẫn giữ được phong cách cổ kính của mình. Bước trên con đường làng, ta được đắm mình trong nét đẹp “rất xưa” của người Việt. Hình ảnh khung cửi gỗ vẫn còn được giữ lại. Những sạp vải, sạp áo, khăn choàng được bày bán khắp con đường. Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé tham quan.

Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Nha xá, Hà Nam- Vẻ đẹp đặc trưng lâu đời

Làng lụa thứ hai mà chúng ta không thể bỏ qua chính là làng lụa Nha Xá. Nằm yên ả bên tả ngạn sông Hồng. Tương truyền, ngôi làng nghề được tạo dựng bởi vị tướng đa tài- Trần Khánh Dư. Nha Xá nổi tiếng là một nơi sản xuất lụa với mẫu mã lụa đa dạng, màu sắc, đúng chất liệu 100% tơ tằm. Nha Xá còn chú trọng bảo vệ môi trường, sử dụng chất liệu nhuộm từ thiên nhiên. Khi ghé tham quan nơi này, ta không thấy những tấm lụa được trưng bày thành hàng bán. Mà sẽ bắt gặp được hình ảnh những bó tơ trắng dăng lên xào tre. Hay là “tấm lụa dắt ngang bầu trời” hòa quyện cùng âm thanh nhộn nhịp của máy dệt các hộ gia đình.

Làng lụa Nha Xá

Truyền mãi ngày nay

“Con đường tơ lụa” sau nghìn năm tháng thăng trầm bể dâu. Đã lấy đi bao giọt mồ hôi, nước  mắt người thương. Đổi lại là một bản sắc văn hóa sẽ mãi mãi được trường tồn và gìn giữ lâu đời.
Một vòng dạo quanh ở các làng nghề, chứng kiến quá trình tạo ra sản phẩm tơ lụa và những tay nghề đáng kính trong nghề lụa truyền thống, người ta mới hiểu được tại giá lụa tơ tằm lại đắt đến vậy.

3. Lụa Việt dưới góc nhìn của thế giới

Hiện nay, Việt Nam thuộc Top 3 Châu Á, và Top 6 nước sản xuất tơ lụa hàng đầu thế giới. Công nghiệp ươm tơ dệt lụa đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, EU, Mỹ… Vải lụa cao cấp nhất Việt Nam rất được thế giới ưa chuộng có thể làm: chăn, ga, gối nệm, quấn áo, khăn… Sở dĩ Việt Nam ta có vị thế tốt khi xuất khẩu nhờ vào sự uy tín, niềm tin bản chất về con người Việt Nam, chất liệu 100% tự nhiên mang sự êm ái, tinh tế,  trẻ đẹp đến người tiêu dùng quốc tế.

 Quan điểm ngành tơ lụa Việt Nam

Tổng thư kí hiệp hội tơ lụa thế giới đã nhận xét rằng:

“ Trong các quốc gia Đông Nam Á, ngành tơ lụa Việt Nam có nền tảng tốt nhất với những làng nghề hàng nghìn năm tuổi. Việt Nam xuất khẩu nhiều se sợi hơn Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời xuất nhiều tơ sống hơn Campuchia và Thái Lan”.

Cho thấy ngành tơ lụa Việt Nam luôn được thế giới đánh giá cao, đây chính là một niềm tự hào dân tộc. Vì vậy, để lưu giữ nét trường tồn mãi mãi lâu dài, Việt Nam cần có nhiều định hướng hơn trong tương lai với tiềm năng của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển thương hiệu tơ tằm đạt chuẩn chất lượng cao, tạo uy tín quốc tế bằng sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ mới hiện đại

Facebook
Twitter
LinkedIn